Hội nghị Khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản

Ngày 23/5/2015, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị “Khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản”. Tham dự Hội nghị có đại diện các Bộ KHCN, Tài chính, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, các cơ quan quản lý thuộc Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản, các viện, trường, các Sở NN&PTNT, KHCN một số tỉnh. Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát và Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Vũ Văn Tám chủ trì hội nghị.

hội nghị khoa học

Hội nghị nhằm mục đích tìm ra những phương pháp nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu chuyển giao công nghệ cũng như cơ chế chính sách phù hợp để đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong nuôi trồng, khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản… phục vụ cho quá trình tái cơ cấu ngành thủy sản.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, nhiều năm qua, ngành thủy sản đã có tốc độ phát triển vượt bậc, trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Năm 2014, xuất khẩu thủy sản đạt 7,8 tỷ USD, nằm trong tốp 4 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Trong đó, để đạt được kết quả này, nghiên cứu khoa học công nghệ (KHCN) đóng góp vai trò không nhỏ.

Cụ thể, trong nuôi trồng thủy sản, ngành đã nghiên cứu chủ động công nghệ sản xuất giống hầu hết các đối tượng thủy sản nuôi như: tôm sú, tôm chân trắng, tôm càng xanh, cá tra, rô phi,...; đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chọn tạo đàn giống bố mẹ có tính tăng trưởng nhanh đối với cá tra, cá rô phi, tôm chân trắng, tôm sú, cá chép. Tiến hành nhập và thuần hóa thành công một số đối tượng nuôi như: cá hồi vân, cá tầm, cá quế.

Trên lĩnh vực khai thác nguồn lợi thủy sản, điều tra đánh giá nguồn lợi cho thấy biển Việt Nam ghi nhận được khoảng 12.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, đặc biệt có mặt hệ sinh thái hệ san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn. Trong tổng số loài được phát hiện có khoảng 6.000 loài động vật đáy, 2.435 loài cá với trên 100 loài có giá trị về kinh tế.
Đồng thời, trong chế biến thủy sản, đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ làm lạnh nước biển, bể ngâm hạ nhiệt, khay chứa đựng, các phương tiện bốc dỡ. Làm chủ công nghệ bảo quản và vận chuyển sống đối với một số loài hải sản như cá, nhuyễn thể, giáp xác, đáp ứng nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng, đặc biệt các đô thị lớn.

Tuy nhiên, hoạt động KHCN vẫn còn hạn chế với trình độ nghiên cứu khoa học phục vụ thủy sản còn thấp, các sản phẩm nghiên cứu chưa thật sự có đột phá. Ngành thủy sản chưa thật sự làm chủ công nghệ và chưa ổn định được công nghệ tạo giống đáp ứng yêu cầu sạch bệnh, kháng bệnh, khả năng tăng trưởng và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (chịu mặn, chịu lạnh…). Công nghệ sản xuất vac-xin, chế phẩm sinh học còn hạn chế, chưa có nhiều sản phẩm chất lượng cao và ổn định. Vấn đề dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra; tổn thất sau thu hoạch trên tàu cá còn cao và một số sản phẩm chế biến còn ở dạng bán thành phẩm, kể cả sản phẩm của đối tượng chủ lực. Công tác nghiên cứu và quan trắc môi trường còn rất hạn chế.

Đặc biệt, hoạt động chuyển giao KHCN chưa thật sự hiệu quả. Số lượng dự án khuyến nông nhiều nhưng thực hiện phân tán và trong quá trình thực hiện vẫn có sự chồng chéo, trùng lặp ở các vùng có nhiều dự án cùng thực hiện.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung đi sâu phân tích vào những khó khăn của ngành thủy sản Việt Nam. Trong đó, quá trình thực tế cho thấy, tình hình sản xuất nuôi tôm đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, môi trường nuôi xuống cấp nghiêm trọng. Công tác tư vấn vẫn chưa đủ để giúp các hộ nuôi phát triển bền vững. Bên cạnh đó, vấn đề nước rất quan trọng đối với ngành thủy sản, tuy nhiên, khi nuôi công nghiệp, sử dụng nước sông, sẽ có thời điểm bị ô nhiễm. Trong quá trình nuôi trồng thủy sản, với việc sử dụng thức ăn mật độ nhiều đặt ra vấn đề cặn thức ăn đi đâu và sẽ được xử lý như thế nào, đòi hỏi trong nuôi trồng thủy sản cần có công nghệ xử lý nước.

Mặt khác, điều quan trọng cần quan tâm là nhu cầu của thị trường, vì đây là mấu chốt để duy trì được cán cân của sản xuất. Đồng thời, cần tập trung nguồn lực nghiên cứu phát triển các sản phẩm nuôi chủ lực như tôm sú, cá tra, tôm thẻ, cá rô phi, các sản phẩm có lợi thế của Việt Nam. Giảm tổn thất sau thu hoạch, phát triển sản phẩm giá trị gia tăng, cá cảnh và các sản phẩm có giá trị thẩm mỹ và dược phẩm. Mặt khác, cần thay đổi quản lý nhiệm vụ KHCN mang tính ngắn hạn theo đề tài 2 - 3 năm, chuyển hướng xây dựng các chương trình, dự án mục tiêu, giao nhiệm vụ đủ thời hạn và nguồn lực, đảm bảo sản phẩm được đưa vào thực tế sản xuất.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu rõ, trong thời gian qua, các cơ quan nghiên cứu nhà nước, các viện, trường và doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực phát triển nghiên cứu khoa học, đưa trình độ khoa học công nghệ của nước ta trong một số lĩnh vực vươn ngang tầm thế giới như công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng, cá tra. Tuy nhiên, quá trình phát triển thời gian quan vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, cần phải có lựa chọn đối tượng, giải pháp nghiên cứu để hỗ trợ người dân nâng cao trình độ KHCN, trong đó vấn đề quan trọng hàng đầu đối với nuôi là giống, công nghệ sản xuất giống.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, dịch bệnh là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững. Đây là mối lo thường trực của người nuôi. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề có nguy cơ gia tăng nhưng hiện các nghiên cứu về lĩnh vực này còn ít. Trong khai thác thủy sản, sự chuyển biến về ứng dụng khoa học công nghệ trên tàu cá còn quá chậm so với tốc độ phát triển của ngành.

Nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém đó, trước tiên, là do cách nhìn nhận, tiếp cận vấn đề mang nặng tư duy cũ. Nguồn lực hạn chế, trong khi các nội dung nghiên cứu lại dàn trải dẫn đến chất lượng nghiên cứu tản mát, còn nhiều hạn chế. Việc huy động các lực lượng tham gia nghiên cứu khoa học chưa được hình thành rõ nét và còn tự phát. Hệ thống nghiên cứu chưa mạnh, lại thiếu thống nhất, hợp tác giữa cơ quan nghiên cứu chuyên ngành của Bộ và các cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành khác. Đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao còn ít và chưa tập hợp được lực lượng.

Để khắc phục những hạn chế trên, Bộ trưởng chỉ đạo, cần tập trung nâng cao năng lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, trước mắt phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản. Về khai thác, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KHCN để nâng cao hiệu quả một cách bền vững theo hướng không tăng sản lượng khai thác nhưng phải nâng cao giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của sản phẩm khai thác. Về nuôi trồng, trên cơ sở phát huy lợi thế điều kiện tự nhiên của đất nước, lấy KHCN để tiếp sức, thúc đẩy, tập trung nghiên cứu giống, dịch bệnh, công nghệ nuôi, công nghệ tàu cá, kinh tế quản lý, môi trường. Các đề tài cần được chọn lọc đôi tượng ưu tiên để nghiên cứu theo chương trình cụ thể có tính lâu dài, đi vào trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần tạo cơ chế, chính sách để khuyến khích, huy động nguồn lực, điều chỉnh tổ chức nghiên cứu KHCN và cơ chế vận hành. Nâng cao nhân lực thông qua đào tạo để hình thành đỗi ngũ cán bộ khoa học có đủ tố chất, năng lực, trình độ nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư cho KHCN, tăng cường liên kết công tư để tạo khả năng tiếp cận nhanh đối với công nghệ tiên tiến trên thế giới. Nhà nước thực hiện chính sách miễn giảm thuế, trợ cấp thuê chuyên gia đầu ngành trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu KHCN. Tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng nâng cao trình độ KHCN ngang bằng các nước trên thế giới.

Fistenet, 27/05/2015
Đăng ngày 27/05/2015
Thu Hiền
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 22:27 29/04/2024

Săn lùng loài ốc “ hoàng hậu” với giá đắt đỏ

Những năm gần đây, ốc hoàng hậu khá nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, được giới nhà giàu săn lùng mua dù có giá đắt đỏ lên tới hàng triệu đồng. Tuy vậy chúng cũng khá khan hiếm, muốn thưởng thức loại ốc nữ hoàng này, khách thường phải đặt trước.

Ốc hoàng hậu
• 22:27 29/04/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 22:27 29/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 22:27 29/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 22:27 29/04/2024